Tìm hiểu về u tuyến nước bọt mang tai

u tuyến nước bọt mang tai

Tìm hiểu về u tuyến nước bọt mang tai? Hầu hết các khối u tuyến nước bọt là lành tính. Chúng xảy ra ở tuyến nước bọt mang tai. Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh là xuất hiện khối không đau vùng tuyến nước bọt. Trong bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu về tình trạng này nhé!

>> Xem thêm: Dùng cây xạ đen điều trị ung thư vòm họng – ung thư thực quản được không?

Tìm hiểu về u tuyến nước bọt mang tai:

U tuyến nước bọt là gì?

U tuyến nước bọt là bệnh lý khá phổ biến. Chúng chiếm khoảng 6% các khối u vùng đầu mặt cổ. Phần lớn u tuyến nước bọt có nguồn gốc từ tuyến nước bọt mang tai. Trong đó tổn thương u tuyến nước bọt mang tai lành tính chiếm đa số. Với tỷ lệ khoảng 75%, còn lại là ác tính .

U tuyến nước bọt có thể gặp ở cả nam và nữ. Nhưng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Bệnh thường hay gặp ở độ tuổi 60 – 70. Tuổi trung bình của bệnh nhân có u lành tính và u ác tính lần lượt là 46 và 47.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Nhiễm virut EBV, SV40
  • Phơi nhiễm với bức xạ ion hóa và phát sinh u tuyến nước bọt.
  • Công nhân ở một số ngành công nghiệp có tăng nguy cơ mắc bệnh như: Chế biến cao su, công nghiệp thăm dò, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất xe hơi, nhân viên tiệm cắt tóc,…
  • Hút thuốc lá, dầu dùng trong nấu ăn, thức ăn giàu Cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tìm hiểu về u tuyến nước bọt mang tai
Tìm hiểu về u tuyến nước bọt mang tai

>> Xem thêm: Dùng xạ đen điều trị ung thư máu được không?

Triệu chứng của u tuyến nước bọt:

Biểu hiện lâm sàng của bệnh lý u tuyến nước bọt mang tai thường phát triển chậm và không gây đau. Việc chẩn đoán chính xác u tuyến nước bọt mang tai là tương đối khó. Và không thể chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng mà cần phải dựa vào cận lâm sàng.

  • U lành tính: Thường biểu hiện một khối u vùng mang tai xuất hiện từ lâu, không đau, phát triển chậm. Khi u to nhanh có thể do nhiễm khuẩn hoặc tạo nang hay chảy máu trong khối u. Khi đó thường có cảm giác căng tức vùng mang tai.
  • U ác tính: U phát triển nhanh, thường xâm nhập vào dây thần kinh mặt gây đau tê, liệt không hoàn toàn hoặc liệt hoàn toàn dây thần kinh này.

Cách chuẩn đoán cận lâm sàn:

  • Chuẩn đoán hình ảnh
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI)
  • Tế bào học
  • Mô bệnh học

Cách điều trị:

Phẫu thuật là phương pháp cơ bản và duy nhất trong điều trị bệnh lý u lành tính tuyến nước bọt mang tai. Đây là phẫu thuật khó vì liên quan giải phẫu đặc biệt giữa tuyến nước bọt mang tai và sự chia nhánh của dây thần kinh mặt bên trong tuyến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *