Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi

Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi

Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi? Tại nước ta, ung thư phổi đứng Top đầu trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả nam và nữ. Và đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nhưng nếu phát hiện sớm thì chúng ta có thể có phương pháp điều trị hiệu quả.

>> Xem thêm: Cây xạ đen có thể điều trị dứt điểm ung thư không?

Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi:

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là tình trạng tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào bất thường ở một hoặc cả hai phổi. Thường là các tế bào thuộc lớp niêm mạc của đường thở. Những tế bào bất thường này không phát triển thành mô phổi khỏe mạnh. Mà chúng phân chia nhanh chóng và hình thành các u gây cản trở chức năng phổi.

Những yếu tố có nguy cơ gây ra ung thư phổi:

1.Giới tính:

Ở nước ta theo phân tích của năm 2020 nam giới chiếm 82% người mắc ung thư phổi so với nữ giới. Độ tuổi trung bình ở nam giới mắc phải là 50-75.

2.Địa lý:

Các nước châu Phi có tỷ lệ thấp hơn 5%. Tỷ lệ này khoảng 5-10% ở châu Á và Nam Mỹ. Châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ ung thư phổi cao nhất 10-15%.

3.Thuốc lá:

Đa số ung thư phổi xuất hiện ở những người đã và đang hút thuốc lá (80%). Và 5% do hậu quả của sự tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào năm họ từng hút, số điếu thuốc hút trong ngày và phần nhựa có trong điếu thuốc.

Có 10 – 13% người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi. Với một thời kỳ tiềm ẩn từ 30 đến 40 năm tính từ lúc mới bắt đầu hút thuốc cho đến khi xuất hiện ung thư phổi.

4.Nghề nghiệp:

Chất sinh ung asbestos trong một vài loại nghề nghiệp, ví dụ như: nghề mài má phanh xe. Là yếu tố nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao.

Công nhân làm việc ở một số mỏ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn như mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromate, người có tiếp xúc amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt. Việc tiếp xúc với khí radon, các ô nhiễm không khí từ kỹ nghệ kim loại nặng và môi trường ô nhiễm khói thuốc. Chúng có liên quan đến vấn đề xuất hiện ung thư phổi.

5.Các bệnh ở phế quản phổi:

Ung thư phổi xảy ra trên những sẹo xơ. Các sẹo xơ thường là do lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi. Cơ chế gây bệnh chưa rõ nhưng người ta cho rằng sự xơ hóa làm tắc nghẽn mạch bạch huyết. Gây tích tụ các chất sinh ung có thể dẫn đến ung thư.

6.Ô nhiễm không khí:

Do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.

Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi
Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi

>> Xem thêm: Tìm hiểu về u tuyến nước bọt mang tai

Những dấu hiệu của ung thư phổi:

Ung thư trong nhu mô phổi không gây đau đớn. Nên thường khi bệnh trở nặng mới có các triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng xuất hiện vào lúc chẩn đoán ung thư phổi tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối bướu. Của bất kỳ ổ di căn nào cũng như mức độ xâm lấn đến các cơ quan. Sự xuất hiện ngẫu nhiên của dấu hiệu tiền ung thư.

1.Ho nhiều:

Các triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng hơn 70%. Các trường hợp như: khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực.

2.Đau tay, vai và các ngón tay:

Khi bướu ở tại đỉnh phổi. Hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay. Sẽ gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã gieo rắc và xâm lấn hệ thần kinh giao cảm. Hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương, đồng tử co lại, lõm mắtvà không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.

3.Sụt cân bất thường:

Sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân. Không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục… . Thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư.

Nếu bạn cảm thấy ăn không ngon miệng thì càng dễ kết luận nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong cơ thể bạn gây ra. Và tất nhiên không ngoại trừ khối u ở phổi, dẫn đến ung thư phổi sau này. Khối u này sẽ là tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình trạng trên.

Cách phòng ngừa ung thư phổi:

1.Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào:

Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó, cần nhấn mạnh đầu tiên là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.

2.Tập thể dục thường xuyên:

Hãy thường xuyên duy trì rèn luyện thể dục, thể thao để có được sức khỏe tốt. Từ đó có sức đề kháng chống trọi với những mầm bệnh lây lan.

3.Chế độ ăn:

Nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam…

4.Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng:

Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả. Tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *