Thầu dầu tía là vị thuốc được rất nhiều người tin dùng vì nó là khắc tinh của bệnh trĩ. Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, Ta cần sử dụng loại thảo dược có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn… Và thầu dầu tía có chứa các những thành phần đó. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu tác dụng và cách dùng vị thuốc này nhé!
Giới thiệu về thầu giầu tía:
Tên gọi khác: cây đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma.
Tên khoa học: Ricinus communis L
Khu vực phân bố: Tập trung ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc của chúng ta
Bộ phận sử dụng: Lá của cây
Thu hái và sử dụng: Chúng được thu hái vào tháng 5-6 hàng năm. Có thể dùng tươi hoặc khô.
Thành phần hóa học: anbummoit, rixin, axit tactric, axit xitric, axit corydalic, axit amin, rutonozit, quexitrin, astragalin.
Đặc điểm của cây:
- Cây nhỏ nhưng cao tới 5m, các cành non đều có phấn trắng.
- Lá lớn, có thùy chân vịt sâu, mép lá có răng cưa.
- Cụm hoa ở ngọn hay ở nách lá, thành chuỳ, có nhiều lá bắc phủ ở ngoài.
- Quả nang màu lục hay màu tím nhạt, có gai mềm
- Hạt hình bầu dục, có mồng lớn, bề mặt nhẵn, màu nâu xám, có vân đỏ hay nâu đen.
Tác dụng của thầu dầu tía:
Theo đông y lá cây đu đủ tía có vị ngọt, tính bình, hơi độc. Được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh sau:
- Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại
- Hạt thầu dầu tía dùng để thông tiện
- Hỗ trợ điều trị bệnh sa tử cung hoặc trực tràng
- Hỗ trợ điều trị liệt dây thần kinh ở mặt
- Khó đẻ, sót nhau thai.
Cách sử dụng hỗ trợ điều trị trĩ hiệu quả:
1.Hỗ trợ điều trị trĩ:
- Vệ sinh hậu mộ sạch sẽ
- Lá thầu dầu tía: 4-5 lá. Đem giã nát
- Đắp vào hậu môn trong vòng 5 phút
- Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm
Kiên trì sử dụng cách này trên 3 tuần để thấy hiệu quả.
2.Kết hợp với lá vông:
- Vệ sinh hậu mộ sạch sẽ
- Lá thầu dầu tía: 4 lá
- Lá vông: 3 lá
- Đem giã nát với nhau
- Bọc hỗn hộn trên vào một tấm vải mỏng rồi đắp khoảng 10 phút.
Kiên trì sử dụng cách này trên 3 tuần để thấy hiệu quả.
Lưu ý: Chỉ dùng bôi đắp không được uống. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.