Cây sâm đất là một vị thảo dược mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Phần rễ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh Đông Y. Lá sâm đất được dùng để nấu canh hoặc xào giúp làm mát gan và có tác dụng giải nhiệt.
Tổng quan về cây sâm đất:
Tên gọi khác của cây sâm đất: sâm mồng tơi, sâm thổ Cao Ly, đông dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm…
Tên khoa học: Talinum fruticosum – thuộc họ rau sam
Khu vực phân bố: mọc hoang khắp nơi trên cả nước và tập trung chủ yếu ở tỉnh trung du miền núi, Tây Bắc
Đặc điểm cây sâm đất:
- Là cây thân thảo, mọc thẳng đứng và phân thành nhiều nhánh.
- Lá sâm đất thường mọc so le nhau, chúng có dạng hình trái xoan hoặc có hình trứng ngược
- Hoa có màu hồng, nhỏ và thường mọc ở ngọn và các nhánh cây
Thành phần hóa học: Hoạt chất pectin, rễ chứa các chất như tinh bột, gôm, nitrat kalium
Tính vị: Theo các nhà nghiên cứu, sâm đất có tính bình, vị ngọt.
Thu hái và chế biến: Chúng được thu hái quanh năm, phần lá thì thường hái về nấu canh hoặc xào. Phần rễ củ được phơi khô dùng làm thuốc

Tác dụng của sâm đất:
- Hỗ trợ điều trị ho
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao
- Bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi
- Tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan
- Bổ gan, thận, cải thiện huyết áp tim mạch.
- Tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, trĩ
- Mạnh gân xương, điều trị các bệnh về xương khớp.

Cách dùng sâm đất hiệu quả:
Hỗ trợ điều trị ho, táo bón, trĩ, lòi dom, huyết áp cao: Dùng lá nấu canh ăn hàng ngày
Dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi:
- Dùng 60-70gr sâm đất khô hầm suờn heo dùng trong ngày
Bổ gan, thận, cải thiện huyết áp tim mạch:
- 30gram lá khô + 20gram củ sâm đất khô đun nấu nước canh uống.
Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp:
- 1kg sâm đất khô ngâm với 4 lít rượu (rượu trắng 40 độ). Ngâm 1 tháng.
- Dùng trong bữa ăn mỗi ngày. Mỗi bữa 1-2 ly

*Lưu ý khi sử dụng: Lá sâm đất hơi độc vì vậy không nên dùng quá nhiều (Vì có thể gây choáng váng, khó thở). Và không dùng sâm đất cho phụ nữ đang mang thai *
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.