Cây mật nhân là vị dược liệu đã được nghiên cứu để hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp, da liễu, hỗ trợ gan mật và tăng cường chức năng sinh lý nam giới. Vậy loại cây đa công dụng này là gì, cách sử dụng ra sao, hãy cùng Dược Liệu Lương Sơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha.
Tổng quan về cây mật nhân:
Tên gọi khác của mật nhân: cây bá bệnh, cây mật nhơn, cây bách bệnh,…
Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack (Crassula pinnata Lour), thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma
Đặc điểm của cây:
- Cây thường mọc dưới tán lá những cây lớn, cao khoảng 15m
- Cây mật nhân có lông ở nhiều bộ phận
- Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi và đối nhau
- Hoa thường nở vào tháng 3 – 4 hằng năm.
- Quả mật nhân có hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông nhẵn, quả lúc non có màu xanh, khi chín thì đổi sang màu vàng hoặc đỏ sẫm
Khu vực phân bố: cây mọc chủ yếu tại miền Trung, vùng Đông Nam bộ và một số tỉnh ở Tây Bắc
Bộ phận sử dụng: rễ, thân, lá, hoa và hạt
Tính vị: rễ mật nhân có vị đắng, tính mát, sắc hoặc đem sao vàng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Tác dụng của cây mật nhân:
Mật nhân có tính mát, vị đắng, với các hoạt chất như: Alkaloid, quassinoid, hợp chất triterpen: niloticin… được nghiên cứu rất tốt cho 2 kinh can và thận. Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây mật nhân:
- Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư
- Tác dụng tăng cường chức năng gan
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp và bệnh loãng xương rất tốt
- Hỗ trợ điều trị: Đau lưng, mỏi gối, tay chân tê buốt ở người cao tuổi
- Tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị bệnh tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bệnh đường ruột
- Giúp cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới
- Giúp nâng cao chất lượng tinh trùng, hỗ trợ điều trị chứng vô sinh ở nam giới
- Hỗ trợ điều trị chứng khí hư, huyết kém ở nữ giới, giúp giảm stress, mệt mỏi, mất ngủ
Cách sử dụng:
Chúng ta có thể sử dụng rễ hoặc thân mật nhân để sặc uống hay ngâm rượu để hỗ trợ điều trị bệnh đều được. Dưới đây là cách sử dụng mật nhân một cách hiệu quả nhất được y học cổ truyền để lại:
Dùng để sắc uống:
- Ngày 15gam thân hoặc rễ đã phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ, sắc với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 15-20 phút, rồi uống hàng ngày.
- Người bị viêm gan B nên dùng mật nhân kết hợp với cây xạ đen và cà gai leo rất tốt. Đồng thời nó giảm độ đắng của mật nhân đi
Dùng để ngâm rượu:
- Ta dùng 1Kg mật nhân ngâm đã phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ với 5 đến 7 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng là có thể dùng được. Nên chọn rượu trắng 40 độ sẽ tốt hơn.
- Có thể ngâm chung với chuối hột để giảm bớt vị đắng của mật nhân đi
Lưu ý:
- Rượu mật nhân đắng và khó uống, không nên uống nhiều, mỗi ngày nên uống 01 chén trong bữa ăn tối, không nên dùng hơn.
- Không nên dùng cho phụ nữ có thai
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.