Cây mào gà đỏ cùng tìm hiểu những thông tin!
Họ: Celosia
Chi: Thực vật có hoa
Phân bố: cây mào gà xuất hiện tại nhiều quốc gia: Tây Phi, Trung Phi, Đông Nam Á. Trong đó xuất hiện nhiều nhất tại Việt Nam, thường dùng để làm thuốc cũng như làm cây cảnh.
Cây mào gà đỏ là là những cây thuốc được nhắc nhiều trong y cổ truyền. Xưa kia chúng ta chỉ biết công dụng của cây mào gà là trồng hoa làm cảnh. Trong đông y cây này còn có tên gọi khác đó chính là “Kê Quan Hoa” Theo y học cổ truyền cây có có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Đây là những bài thuốc được đông y áp dụng từ rất lâu đời.
Hình ảnh cây mào gà đỏ
Những bộ phận thường dùng
Những bộ phận thường được dùng chính là hoa mào gà. Ngoài ra hiện nay còn có một số vị thuốc dùng đến thân cây cũng như lá, hạt.
Thu hái: cây hoa mào gà đỏ được thu hái toàn bộ bao gồm: thân, hoa, lá, hạt, sau khi thu hái được làm sạch, sau đó được băm chặt rồi đem phơi khô. Sau khi phơi khô hạt trong bông hoa thường bung ra và hạt sẽ được thu riêng để phục vụ làm giống, cũng như để làm thuốc.Khi phơi khô xong cây thường được đem đi sao vàng.
Những thành phần hóa học : betanin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin.
Công dụng: cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh, khí hư, viêm đường tiết niệu.
Những bài thuốc liên quan đến cây mào gà đỏ.
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Hoa mào gà đỏ 15g, thiên phòng phong 6g, bẹ móc 10g ( Tôn Lư Thán ) sắc với 3 phần nước lấy 1 phần uống hằng ngày.
- Hoa mào gà đỏ cùng kết hợp với ngải diệp lượng, đem sao khô trộn đều, đem sắc với nước uống hằng ngày
- Hoa mào gà đỏ sao cháy, tán bột, uống mỗi lần từ 6-9g với nước ấm, ngày 2-3 lần.
- Hoa mào gà đỏ sao, khương hoạt, tông lư thán lượng bằng nhau mỗi vị 30g. Tán bột mịn, uống mỗi lần 6g.
Những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh khác
- Chữa kinh nguyệt không đều: cây hoa mào gà đỏ (toàn cây) đem phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn. Uống mỗi lần 6g hòa với một ít rượu trắng .
- Chữa tử cung xuất huyết: kê quan hoa 15g, mai mực 12g, đậu ván trắng 12g, sắc uống hàng ngày.
- Chữa da nổi mề đay: kê quan hoa (dùng tươi, cả cây) đun sôi uống ngày 3-4 bát và ngâm rửa chỗ da bị sẩn ngứa.
- Chữa rết cắn: kê quan hoa tươi (toàn cây) rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương
- Dị tinh: Mào gà hoa trắng 20g, kim tiền thảo và đường quân tử mỗi vị 15g. Dùng thuốc theo dạng sắc uống.
Những người không nên sử dụng cây mào gà
Những người mắc bệnh béo phì.
*Lưu ý: Sản phẩm có tác dụng hay không còn phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.