Cây cối xay là vị thuốc nam được sử dụng khá phổ biến. Rất nhiều bài thuốc theo y học cổ truyền. Từ cây cối xay cho hiệu quả. hỗ trợ điều trị tốt lại tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Vậy cây cối xay tác dụng gì? Cách dùng cây cối say ra sao? Chúng ta hãy cùng Dược Liệu Lương Sơn tìm hiểu nhé.
Giới thiệu về cây cối say:
Tên gọi khác của cây cối say: cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo.
Tên khoa học: Ahutiỉon indicum G. Don. Thuộc họ Bông (Malvaceae).
Khu vực phân bố: Chúng mọc hoang ở khắp mọi nơi. Chủ yếu là mọc rất nhiều trên xườn đồi núi đá vôi, ven đường ở Hòa Bình.
Thành phần hóa học cây cối say:
- Phần thân chứa: tinh dầu với nhiều thành phần như geraniol, farnesol, alemen, borneol…
- Phần hạt chứa: 1.6% raffinose và nhiều glycerid của các acid oleic, stearic, linoleic….
- Phần lá: chứa asparagin và nhiều chất nhày
- Phần rễ: chủ yếu b- sitosterol, các chứa béo…
Bộ phận sử dụng: Thân, lá, rễ và quả
Thu hái và chế biến: Chúng được thu hái quanh năm. Lấy về băm nhỏ rồi đem phơi khô
Tính vị: có vị ngọt, tính bình
Đặc điểm của cây cối say:
- Loại cây mọc thành bụi cao khoảng 1.5m và sống lâu năm
- Toàn cây có một lớp lông tơ bao phủ
- Lá hình tim, mềm, viền lá có răng cưa, bề rộng khoảng 10cm, mọc so le
- Mỗi lá có khoảng 3 hạt màu đen nhạt hình như quả thận
- Hoa màu vàng, 5 cánh to
- Quả có 20 lá noãn
Tác dụng của cây cối say:
Theo y học cổ truyền thì cây cối say có vị ngọt nhẹ, tính bình hòa. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu… Dưới đây là chi tiết các tác dụng mà dược liệu này đem lại cho sức khỏe con người
- Tác dụng hỗ trợ điều trị phù thũng.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị ù tai, tai điếc.
- Hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt, tiểu gắt.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị mụn nhọt, vàng da.
- Tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa xương khớp.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị chứng nước tiểu có màu máu.
Cách sử dụng cây cối say hiệu quả:
Mỗi ngày lấy 10-15gram lá cây cối say, sắc với 500ml nước. Uống hàng ngày để giúp thông tiểu tiện, cho mát, hỗ trợ điều trị sốt. Tiểu tiện màu máu(tiểu tiện đỏ).
Chúng ta cũng có thể lấy lá tươi cối say. Giã nhuyễn rồi đắp nên phần bị mụn nhọt đều rất tốt.
1.Hỗ trợ điều trị phù nhũng
- Rễ thóc lép: 15gram
- Lá cối say: 8gram
- Sắc với 500ml nước đun sôi nhỏ lửa 15-20 phút. Chia làm 3 lần uống trong ngày
2.Cối xay hỗ trợ điều trị bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt do thấp nhiệt
- Cây cối xay: 30gram
- Bông mã đề: 20gram
- Rễ cây tranh: 20gram
- Râu ngô: 12gram
- Cỏ mần trầu: 8gram
- Rau má: 12gram
Sắc với 1-1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa 15-20 phút. Chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn. Dùng liên tục 8 ngày liền trở nên để thấy rõ hiệu quả.
3.Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp
- Lá cối xay khô: 5gram
- Rễ cây xấu hổ: 5gram
- Rau muống biển: 3gram
- Rễ cỏ xước: 3gram
- Cây lạc tiên: 3gram
- Lá lốt: 3gram
Sắc với 1-1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa 15-20 phút. Sử dụng thay nước lọc hàng ngày
>> Xem thêm: Địa chỉ mua cây lạc tiên uy tín
4.Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ:
- Cây cối say phơi khô: 200gram.
- Sắc với 2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa 15-20 phút. Mỗi ngày uống 1 bát 200ml vào buổi sáng hoặc trưa.
- Phần còn lại đem đi xông hậu môn, đến khi nước hạ bớt nhiệt. Thì dùng để vệ sinh hậu môn. Ngày xông 2-3 lần.
5.Hỗ trợ điều trị vàng da do gan
- Lá, thân cây cối say: 30gram.
- Nhân trần: 30gram.
- Sắc với 1-1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa 15-20 phút. Sử dụng thay nước lọc hàng ngày.
6.Cách dùng cây cối xay hỗ trợ điều trị tai điếc, tai ù, khiếm thính
- Thân lá cây cối xay: 10gram.
- Đem hầm với thịt lợn nạc nấu ăn trong ngày.
- Dùng từ 1 tháng trở nên để thấy hiệu quả.
Lưu ý:
- Phụ nữ mang thai không nên dùng vị thuốc này
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.