Cam thảo bắc là những cây thuốc khá quen thuộc với chúng ta hiện nay. Đây là những vị thuốc thường xuyên được sử dụng chữa những bệnh như: Ho, chống viêm loét dạ dày, làm lành vết thương. Hiện nay có 2 loại như cam thảo bắc, cam thảo nam. Hôm nay chúng tôi và các bạn cùng nhau tìm hiểu về cây cam thảo bắc.
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisher/ Glycyrrhiza glaba L. thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Tên thường gọi là: cam thảo bắc.
Hình ảnh cây cam thảo bắc
Đặc điểm thực vật học: Cây cam thảo là loại cây thân thảo, chiều cao khoảng 0.5 đến 1m có những cây sống lâu năm có thể lên tới 2m. Lá cây có màu xanh, lá kép đôi, hoa có màu trắng, cánh ngon hoa có màu tím, hoa mọc thành những bông to. Quả cây cam thảo giống đậu.
Phân bố: loại cây này xuất hiện tại Trung Quốc, và thường được nhập khẩu từ trung quốc.
Thu hoạch: Thời gian trồng để thu hoặc cây cam thảo bắc này khá dài lên tới 3 đến 4 năm mới thu hoạch được. Khi chuyển vào mua đông cây hường tàn lụi, rụng hết lá. Lúc này là những thời điểm thích hợp nhất cho việc thu hoạch.
Bộ phận thường được dùng: rễ và thân là những bộ phận được dùng.
Những thành phần hóa học có trong cam thảo bắc
Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14%, đây là những saponin quan trọng nhất có trong cam thảo.
có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose chứa trong cam thảo bắc. Các flavonoid là nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với hàm lượng 3-4%. Có 27 chất đã được biết, quan trọng nhất là hai chất liquiritin (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid).
Những công dụng của cây cam thảo bắc.
- Theo y học cổ truyền: cam thảo bắc tính vị: vị ngọt, tính bình; Chích: vị ngọt, tính ôn.
- Tác dụng: Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống.
Những tác dụng trong y học hiện đại
– Dịch chiết được phân tách từ cây cam thảo có công dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
– Tác dụng long đờm do các saponin
– Một số nghiên cứu cho thấy loại cây này còn có những công dụng như tăng cường sức đề kháng của cơ thể
– Thí nghiệm trên động vật cho thấy cam thảo có khả năng giảm độc của morphin. Cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
Một số bài thuốc từ cây cam thảo
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày: sử dụng cao triết của cam thảo sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày khá tốt, theo những nghiên cứu thực tết tại Trung Quốc được viết trong tạp chí Trung Hoa năm 1960.
Trị viêm gan B mãn tính: Trị viêm gan B mạn tính, dùng viên Cam thảo Glycyricin, trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên e chuyển âm tính 44,8%. Thực nghiệm chứng minh thuốc làm giảm thoái hóa mở và hoại tử tế bào gan. Giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh. Hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan.
Viêm họng mạn: lấy 10gram cam thảo sắc với nước uống, sắc uống liên tục khi đến khi cam thảo hết ngọt. Kiêng ăn cá, ớt, đường, bệnh nhẹ uống 1 -2 tháng, nặng hơn có thể dùng 3 đến 5 tháng.
Kiêng kỵ: Không dùng chung với các vị Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.