Bị trào ngược dạ dày gây khó thở – Cách khắc phục tình trạng

Bị trào ngược dạ dày gây khó thở - Cách khắc phục tình trạng

Bị trào ngược dạ dày gây khó thở – Cách khắc phục tình trạng? Tình trạng khó thở là một triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày. Hiện tượng này xuất hiện do dịch vị acid dạ dày trào ngược lên và xâm nhập vào phổi. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong khi người bệnh đang ngủ vì có thể gây sưng, nghẽn đường thở. Chính vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý và khi có dấu hiệu này lên đi khám bác sĩ.

Trào ngược dạ dày gây khó thở là thế nào?

Thông thường, khi bạn bị khó thở thường sẽ nghĩ đến nguyên nhân là do vấn đề về hô hấp, phổi. Tuy nhiên, theo khảo sát cho thấy. Có hơn 45% bệnh nhân khi mắc bệnh trào ngược dạ dày. Thì sẽ cảm thấy có triệu chứng khó thở.

Trào ngược dạ dày kèm theo triệu chứng khó thở là dấu hiệu cho biết tình trạng đã trở lên rất nặng. Lúc này đã có thể xuất hiện kèm theo những biến chứng nguy hiểm khác với sức khỏe của bạn. Vì vậy cần hết sức lưu ý.

Thông thường khi bị trào ngược dạ dày người bệnh chỉ có vài triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, ho khan, khàn giọng,… Tuy nhiên khi trào ngược dạ dày gây hôi miệng, lưỡi trắng, nghẹn cổ họng,… . Đặc biệt là khó thở sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị phù hợp.

Vì sao trào ngược dạ dày gây khó thở?

Nhìn chung thì nguyên nhân trào ngược dạ dày gây khó thở thường là do:

Do áp lực thức ăn bị trào ngược lên thực quản gây chèn ép vùng khí quản. Lúc này hơi thở bị đứt quãng dẫn tới hiện tượng khó thở. Điều này gặp nhiều nhất là sau mỗi bữa ăn.

Acid dịch vị dư thừa gây kích thích các đầu dây thần kinh nằm ở phía dưới vùng thực quản. Khiến cơ trơn của thực quản lúc này bị co lại. Đường thở bị thu hẹp dẫn đến hiện tượng khó thở cho người bệnh.

Do acid dịch vị bị đẩy trào ngược lên thực quản. Sau đó tràn vào những đường dẫn khí nhỏ khiến chúng co lại gây khó thở cho người bệnh.

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Có thể nói tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày gây ra là khá nguy hiểm. Bởi triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã trải qua thời gian dài. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Barrett thực quản
  • Gặp vấn đề về đường hô hấp: Ho khan, khàn giọng, thở khò khè, viêm họng, viêm phổi, viêm xoang. Viêm thanh quản. Gây triệu chứng nghiêm trọng hơn ở những người bị hen suyễn. Có dịch trong phổi.
  • Viêm thực quản
  • Hiện tượng hẹp thực quản
  • Ung thư thực quản: Sụt cân bất thường, khàn tiếng, khó nuốt. Cảm giác đau khi nuốt.
Bị trào ngược dạ dày gây khó thở - Cách khắc phục tình trạng
Bị trào ngược dạ dày gây khó thở – Cách khắc phục tình trạng

>> Xem thêm: Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không?

Cách điều trị bệnh khó thở do trào ngược dạ dày:

Khó thở là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày khi đã trở nặng. Vì vậy khi thấy có những dấu hiệu trào ngược dạ dày kèm theo khó thở chúng ta nên đến bác sĩ chuyển gia để được tư vấn. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên kết hợp với những phương pháp tại nhà như: Thay đổi lối sống, sử dụng thảo dược, điều chỉnh chế độ ăn uống,… Để giảm trào ngược dạ dày. Khi hết trào ngược dạ dày thì tình trạng khó thở cũng giảm dần.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh là cách giúp giảm hiệu quả triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày:

  • Hãy giảm cân, nằm nghiêng bên trái khi ngủ
  • Nói không với thuốc lá, ngừng uống bia rượu
  • Lựa chọn quần áo thoải mái

Thay đổi chế độ ăn uống:

Ăn uống khoa học và đủ dưỡng chất là điều rất cần thiết cho người bị trào ngược dạ dày. Vì vậy người bệnh nên chú ý:

  • Nên ăn: hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ cho cơ thể. Đặc biệt là rau xanh, trái cây tươi, vitamin, chất béo, thực phẩm giàu đạm dễ tiêu,…
  • Nên tránh: Thức ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Thực phẩm ngọt chứa nhiều đường, thức ăn lên men.
  • Không nằm ngay sau khi ăn
  • Chia nhỏ những bữa ăn

Lưu ý giành cho người bị trào ngược dạ dày gây khó thở

Đây là triệu chứng khi bệnh đã ở thể nặng vì vậy người bệnh càng nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Không bỏ bữa, không ăn bữa tối sau 21h.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, cho cơ thể thêm thời gian nghỉ ngơi
  • Nói không với rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Không nên ăn quá no trong cùng một bữa ăn. Hãy chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
  • Không sử dụng thực phẩm gây hại cho dạ dày: Cafe đen, trà đặc. Hoa quả nhiều tính axit như: Cam, chanh. Thực phẩm lên men như dưa, cà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *